Hàn Nhiệt Carbon - Phương Pháp Mới Giúp "Tái Sinh" Cây Vợt Của Bạn
Điều mà người đánh cầu (có thể nói là bất kể trình độ nào) thường rất lo lắng thậm chí trở
thành một nỗi sợ luôn thường trực khi chơi cầu - đó là gãy vợt. Với những người hay gặp
trở ngại về tài chính, thì cách duy nhất để tiếp tụcđam mê cầu lông là đem vợt đi hàn.
Thường vợt sẽ được hàn bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng hầu hết sẽ có khá
nhiều người gặp "ác cảm" với những cây vợt hàn - chủ yếu bằng các phương pháp hàn cũ.
Với những vết nứt - gãy trên khung vợt, sau khi được hàn thì bị mặt vợt bị lệch, không thẳng,
phân phối trọng lượng trên vợt không đều, chịu được lực căng quá thấp,…Đây là kết quả
của việc độn lõi sắt hoặc kim loại - vốn có trọng lượng cao hơn vật liệu làm nên cây vợt vào
một góc trên khung vợt, khiến nhiều người rất có "ác cảm" với việc phải mang vợt đi hàn và
thường chấp nhận với việc phải đổi lấy một cây vợt khác. Với phương pháp hàn nhiệt bằng
sợi carbon mới tại cửa hàng, vợt được hàn bằng công nghệ mới sử dụng vật liệu bằng sợi
carbon cao cấp - nguyên liệu làm nên những cây vợt Lining cao cấp trên thị trường như
N80 S-type hay M78. Lá carbon mỏng này sẽ được cuốn quanh chỗ bị gãy rồi được xử lý
nhiệt, khiến cho lá carbon cùng thân vợt chảy ra, liên kết lại với nhau. Điều này sẽ giúp
cây vợt dù được hàn lại vẫn đảm bảo căng được cước với lực căng cao, trọng lượng thay
đổi không đáng kể chỉ khoảng 0.8g.
Nguyên tắc khi hàn lại vợt bằng phương pháp này là không độn lõi, vì vậy cây vợt sau khi
hàn thường không bị ảnh hưởng nhiều đến độ ổn định của khung vợt, giúp vợt có được độ
cân bằng tốt nhất với độ sai lệch về trọng lượng tối thiểu. Mối hàn sau khi được xử lý kỹ
lưỡng, gọn và đúng chu vi mặt cắt khung vợt, bề mặt nhẵn, kết hợp với lớp sơn đặc biệt
mới nên sẽ có tính thẩm mỹ tốt, khi nhìn qua sẽ không phát hiện thấy dễ dàng. Cần lưu ý
sau khi hàn vợt, lần lưới đan kế tiếp nên căng với sức căng thấp hơn một chút, kết hợp
với các phương pháp căng tiêu chuẩn sẽ giúp dàn đều lực tác động lên toàn bộ khung vợt.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất định - đó là phải tùy vào góc
gãy của vợt và tình trạng gãy mà quyết định xem có hàn được hay không, nên không phải
trường hợp nào cũng hàn được. Với những trường hợp khung bị gãy ở những góc "hiểm"
như 10h, 11h hay 4h, 5h, tình trạng lệch khung sau khi hàn là rất cao, tuy trọng lượng thay
đổi không nhiều nhưng tính đồng bộ của khung giảm đi, khó tránh cảm giác đánh bị lệch, bị
rung so với cây vợt nguyên bản.
Hàn Carbon là cách nhanh và hiệu quả nhất khi sửa chữa một cây vợt bị gãy khung hay thân,
vừa tiết kiệm lại nhanh chóng với sai số không nhiều. Tùy vào tình trạng gãy hay nứt mà vết
hàn sẽ to hay nhỏ. Sau khi hàn xong, vợt vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ cao, vết hàn Carbon
thường đẹp và gọn với bề mặt nhẵn. Vì vậy nếu điều kiện chưa cho phép, thay vì tạm ngưng
đam mê vì gãy vợt, hãy mang vợt của bạn đi hàn, thời gian chờ đợi không lâu và giá hàn hợp
lí hơn là việc phải tìm mua một cây vợt mới ngay lập tức.